Tô son màu nude đẹp như các ngôi sao nổi tiếng
Bên cạnh những bình luận tích cực khen ngôi nhà được khoác áo mới, nhiều người còn xin thông tin về vật liệu, cách sửa chữa để tham khảo, áp dụng. Ai nấy đều cho rằng đây là món quà tuyệt vời mà người con dành cho cha mình.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Trương Văn An (41 tuổi, quê ở Nghệ An). Anh An cho biết, hiện anh đang đi làm cách nhà 30 km nên sáng đi sớm, chiều tối mới về nhà. Vì thế, lúc đầu anh nghĩ không gắn bó với nhà cũ mà xây nhà mới ở cách đó 15 km để tiện cho công việc hiện tại. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi ngồi uống cà phê, anh nảy ra ý tưởng sửa ngôi nhà của cha thay vì xây ngôi nhà mới. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa là nơi con cháu quây quần mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.Nói là làm, chỉ 2 ngày sau khi có ý tưởng, anh bắt tay vào thực hiện. Anh hoạch tính các hạng mục để đơn vị thi công phối hợp với nhau kịp tiến độ. Việc khó khăn gặp phải là anh quyết định quá nhanh, không có thời gian ngồi với đội ngũ thiết kế bàn thảo kỹ. Mỗi tối, khi đi làm về anh mới xem và chỉnh sửa các thiết kế. "Tôi không thuê đội ngũ thiết kế nên có vài chi tiết không đúng với ý mình. Ngôi nhà hoàn thiện cũng chỉ được khoảng 90% ý tôi mong muốn", anh An chia sẻ và cho biết thêm trong quá trình thi công, mọi quyết định anh đều phải đưa ra nhanh chóng. Đường điện, thiết bị điện, bố trí ổ cắm, công tắc, màu sơn, màu gạch… hầu như anh không có thời gian suy nghĩ và lựa chọn."Khó khăn nhất là việc mình không ở nhà để truyền đạt ý tưởng cho thợ. Khi mình đi làm thì thợ chưa đến, khi về nhà thợ đã hoàn thành công việc hôm đó. Việc nêu ý tưởng bổ sung đều qua điện thoại. Ngôi nhà trước và sau khi sửa khác nhau rõ rệt về công năng sử dụng, phù hợp với gia đình. Tôi ưu tiên xây dựng, chỉnh trang khu vườn để dịp cuối tuần gia đình có nơi thư giãn, không gian thoải mái nhất", anh An chia sẻ thêm.Chi phí sửa nhà chưa tính nội thất khoảng 600 triệu đồng. Phần nội thất, anh An cho biết cũng với số tiền tương đương sửa nhà. Ngôi nhà hoàn thiện khiến cha anh An rất hài lòng, vì nhà được cải tạo hoàn toàn mới theo phong cách hiện đại. Hàng xóm cũng khen khu vực sân vườn và không gian mở của ngôi nhà. Hằng ngày, các cụ trong làng vẫn đến ngồi uống nước và nói chuyện, gắn kết tình làng nghĩa xóm.Ông Hoàn (75 tuổi), cha anh An, cho biết bản thân ủng hộ mọi quyết định của con. "Tôi hoàn toàn nhất trí khi con đưa ra ý kiến sửa nhà và sinh sống tại địa phương. Tôi cũng nói với con trai nhất quyết sẽ ở lại nhà của mình, không đến nhà của bất kỳ đứa nào ở chung. Khi thấy con sửa nhà đẹp, tôi rất vui mừng, hàng xóm ngày nào cũng đến uống nước, nói chuyện đến đêm muộn. Ở tuổi tôi như vậy là hạnh phúc lắm rồi", ông Hoàn bày tỏ.Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự gắn bó gia đình. Khi con cái quyết định sửa nhà cho đấng sinh thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện mong muốn mang sự an yên cho cha mẹ trong những năm tháng về già. Từ khi ngôi nhà được sửa sang, các thế hệ trong gia đình có cơ hội chia sẻ, quan tâm, cùng nhau tạo ra những giá trị hạnh phúc mới. "Trước đây, nhà xây theo kiểu cũ và một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng, tôi ít ở nhà cuối tuần mà thường xuyên đi du lịch và đi chơi ở TP.Vinh. Sửa nhà rồi, tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình, muốn ở bên cha nhiều hơn và chăm chút cho ngôi nhà, mảnh vườn", anh An bộc bạch.Vietnam Airlines chuẩn bị đón thêm 'siêu máy bay' tiếp sức cao điểm hè
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
‘Chiêu độc’ giúp CLB nữ TP.HCM I vẫn rất đáng gờm ở giải VĐQG
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Joshua (tên VN là Trần Luân Vũ) bắt đầu làm quen với việc nấu nướng từ năm 10 tuổi, khi mẹ nuôi người Huế dạy anh chế biến những món ăn đặc trưng của miền Trung. Món ăn đầu tiên anh học là bánh bột lọc trần, với phần vỏ dai và nhân tôm thịt thơm ngon. Sau đó, Joshua tiếp tục học cách chế biến bún bò Huế, một món ăn nổi tiếng với hương vị đậm đà.Dần dần, Joshua học nấu và thành thạo với các món kho, rim đơn giản nhưng đậm đà hương vị đặc trưng VN như: thịt kho mắm ruốc, cá kho nghệ…Điều khiến Joshua yêu thích ẩm thực Việt là sự đa dạng, phong phú. Không chỉ học các món truyền thống Huế, anh còn rất thích trải nghiệm những món ăn đặc sản từ các vùng miền khác nhau như: lẩu riêu cua bắp bò miền Bắc, mì Quảng gà chọi, hay bún riêu cá Quy Nhơn (Bình Định)..."Mỗi vùng miền ở VN đều có món ăn đặc trưng và mình muốn khám phá tất cả chúng. Việc thử những món ăn khác nhau là điều rất thú vị", Joshua chia sẻ.Là người Mỹ nhưng lại rất yêu thích ẩm thực Việt, Joshua nhận thấy có nhiều sự tương đồng và khác biệt giữa hai nền ẩm thực này. Anh ấn tượng với sự phong phú của các loại rau, thịt, trái cây và gia vị khi đi chợ ở VN, điều ít thấy ở Mỹ.Joshua cảm thấy rất dễ hòa nhập và yêu thích món ăn Việt, xem chúng là phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Phở, bánh mì, bánh xèo hay cà phê sữa đá… là những món ăn quen thuộc với anh từ khi còn sống ở Mỹ.Một trong những trải nghiệm đáng nhớ của Joshua là những cái tết ở VN. Với 13 lần đón tết tại nhiều vùng miền, Joshua đã được thưởng thức những mâm cỗ cúng giao thừa đa dạng và phong phú, mỗi nơi mang một nét đặc trưng riêng biệt."Mỗi dịp tết, mình luôn nấu một nồi thịt kho tàu, canh khổ qua. Đó là món ăn không thể thiếu trong dịp tết, giúp mình kết nối với văn hóa Việt", Joshua nói.Nhìn lại chặng đường nấu ăn của mình, Joshua cảm thấy tự hào về những gì đã học được. Anh không chỉ biết chế biến các món ăn VN mà còn thấu hiểu ý nghĩa văn hóa của chúng. Đối với anh, nấu ăn là cách để gắn kết với con người và cuộc sống VN, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm sống.
Chất làm đầy (fillers) có nguy hiểm không?
Vào tháng 6.2009, Juliette Binoche tham gia Certified Copy do Abbas Kiarostami đạo diễn. Đây là phim hợp tác sản xuất đa quốc gia (bao gồm: Pháp-Ý-Bỉ-Iran), với ngôn ngữ thoại là tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ý. Phim được chọn chính thức tranh giải Cành cọ vàng LHP Cannes 2010, tại đây Juliette Binoche đã giành chiến thắng Nữ chính xuất sắc nhất cho màn trình diễn của mình. Được giới phê bình quốc tế đánh giá cao, Certified Copy cũng được coi là một trong những bộ phim hay nhất của năm và thập kỷ.